Hiểu Rõ Hóa Đơn Điện Thoại Của Bạn

hóa đơn điện tử để làm gì

Nhồi Nhét Hóa Đơn

Nhồi nhét là một hành động bất hợp pháp trong việc áp đặt các khoản thâu phí không được cho phép trên hóa đơn điện thoại hữu tuyến, vô tuyến hay gói dịch vụ của bạn. FCC ước tính rằng việc nhồi nhét đã gây tổn hại cho hàng chục triệu hộ gia đình Hoa Kỳ.

Sự lừa dối là dấu hiệu của việc nhồi nhét. Những người nhồi nhét thường dựa vào các hóa đơn điện thoại khó hiểu để đánh lừa khách hàng phải chi trả cho các dịch vụ mà họ đã không cấp phép hay nhận được, hay là tốn kém nhiều hơn so với những gì người tiêu dùng bị dẫn dụ tin tưởng.

Người tiêu dùng vô tuyến nên đặc biệt cẩn trọng. Điện thoại thông minh là các thiết bị cầm tay tinh vi cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến từ bất cứ ở đâu hoặc tính phí mua sắm ứng dụng vào các hóa đơn điện thoại của họ. Khi hóa đơn điện thoại di động của bạn ngày càng trở nên giống như là một hóa đơn thẻ tín dụng, sẽ càng khó khăn hơn để phát hiện ra các khoản phí không được cho phép.

Việc nhồi nhét xảy ra như thế nào?

Việc nhồi nhét thường xảy ra khi các công ty điện thoại cho phép các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa khác được thâu phí qua các hóa đơn điện thoại của khách hàng của họ, khiến cho một số điện thoại có thể được sử dụng như là số tài khoản thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ đối với người bán hàng. Những người nhồi nhét có thể cố gắng áp một khoản cước trên hóa đơn điện thoại của người tiêu dùng mà chỉ cần có không gì khác ngoài một số điện thoại đang hoạt động, vốn có thể lấy được từ một danh bạ điện thoại.

Các khoản cước nhồi nhét trông ra sao?

Việc nhồi nhét có nhiều hình thức. Các khoản cước có thể hợp pháp nếu được cho phép, nhưng lại là việc nhồi nhét nếu như không được. Hãy tìm kiếm:

  • Các khoản cước cho các dịch vụ được giải thích trên hóa đơn điện thoại của bạn bằng những thuật ngữ chung chung như là “phí dịch vụ”(“service fee”), “cước dịch vụ”(“service charge”),”các khoản phí khác” (“other fees”),”thư thoại” (“voicemail”),”máy chủ thư” (“mail server”),”gói cước cuộc gọi” (“calling plan”) và “thành viên” (“membership”).
  • Các khoản cước được thêm vào hóa đơn điện thoại của bạn mỗi tháng mà không có giải thích rõ ràng của về các dịch vụ được cung cấp – ví dụ như là một khoản “phí hàng tháng”(“monthly fee”) hay “phí sử dụng hàng tháng tối thiểu”(“minimum monthly usage fee”).
  • Các khoản cước cho các dịch vụ hay sản phẩm cụ thể mà bạn có thể không cấp phép, như là nhạc chuông, hình nền điện thoại di động, hay các tin nhắn văn bản “cao cấp” (“premium”) về các kết quả thể thao, tin đồn về người nổi tiếng, các mẹo tán tỉnh hay tử vi hàng ngày.

Tôi có thể bảo vệ bản thân như thế nào trước việc nhồi nhét?

  • Cẩn thận rà soát hóa đơn điện thoại của bạn mỗi tháng, kỹ càng như là khi bạn rà soát các báo cáo ngân hàng và thẻ tín dụng hàng tháng của mình.
  • Hãy hỏi bản thân những câu hỏi sau trong khi bạn rà soát hóa đơn điện thoại của mình:
    • Tôi có nhận ra tên của tất cả các công ty được liệt kê trên hóa đơn của mình không?
    • Những dịch vụ nào được cung cấp bởi các công ty được liệt kê?
    • Liệu hóa đơn của tôi có bao gồm các khoản cước cho cuộc gọi mà tôi đã không thực hiện hay các dịch vụ tôi đã không cho phép?
    • Liệu các mức giá và các mục chi tiết nhất quán với mức giá và mục chi tiết mà công ty đã báo giá cho tôi?
  • Khi nghi ngờ, hãy đặt câu hỏi. Bạn có thể bị tính phí cho một cuộc gọi bạn đã thực hiện hoặc một dịch vụ bạn đã sử dụng, nhưng phần mô tả liệt kê trên hóa đơn điện thoại của bạn cho cuộc gọi hay dịch vụ có thể không rõ ràng. Nếu bạn không biết điều gì đã được cung cấp cho một khoản cước liệt kê trên hóa đơn của mình, hãy hỏi công ty điện thoại của bạn để được giải thích trước khi chi trả cho việc đó.
  • Hãy chắc rằng bạn biết dịch vụ nào đã được cung cấp, dù là cho các khoản cước nhỏ. Việc nhồi nhét thường không bị phát hiện nhờ các khoản “cước phí bí ẩn” (“mystery charges”) rất nhỏ – đôi khi chỉ có $1, $2, hay $3 – áp cho hàng ngàn người tiêu dùng. Các khoản cước bị nhồi nhét có thể vẫn còn trên các hóa đơn trong nhiều năm.
  • Hãy giữ một ghi chép các dịch vụ mà bạn đã cho phép và sử dụng. Những ghi chép này có thể hữu ích khi các mô tả hóa đơn không được rõ ràng.
  • Hãy đọc cẩn thận tất cả mẫu đơn và tài liệu quảng cáo – bao gồm cả dòng in nhỏ – trước khi đăng ký cho điện thoại hay dịch vụ khác được tính phí trên hóa đơn điện thoại của bạn.

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ rằng mình đã bị nhồi nhét?

Hãy thực hiện các hành động sau nếu hóa đơn điện thoại của bạn liệt kê các khoản phí không rõ hoặc đáng ngờ:

  • Gọi cho công ty điện thoại chịu trách nhiệm về hóa đơn của bạn, giải thích những lo ngại của bạn về các khoản cước, và yêu cầu xoá bỏ các khoản cước không chính xác.
  • Bạn cũng có thể gọi cho công ty tính cước bạn, chất vấn họ để giải thích các khoản cước, và yêu cầu một sự điều chỉnh trên hóa đơn của bạn cho bất kỳ khoản cước không chính xác nào.
  • Nếu cả công ty điện thoại gửi cho bạn hóa đơn lẫn công ty cung cấp các dịch vụ nghi vấn đều không xoá bỏ các khoản cước mà bạn cho rằng không chính xác, bạn có thể nộp một đơn khiếu nại:
    • Lên FCC về bất kỳ khoản cước nào trên hóa đơn điện thoại của bạn, dù là những khoản đó liên quan riêng biệt đến dịch vụ điện thoại hay đến các sản phẩm hoặc dịch vụ khác xuất hiện trên hóa đơn của bạn.
    • Lên Ủy ban dịch vụ công cộng tiểu bang của bạn cho các dịch vụ điện thoại nội hạt trong bang của bạn.
    • Lên cho Ủy ban Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission) về các khoản cước dịch vụ phi điện thoại trên hóa đơn điện thoại của bạn.

Khiếu nại của tôi có giúp chống lại việc nhồi nhét không?

Có. Trong năm 2014 và 2015, FCC, cùng với các nhà quản lý tiểu bang và liên bang khác, đã thực thi hành động cưỡng chế đối với bốn công ty vô tuyến lớn nhất quốc gia vì đã tính phí người tiêu dùng hàng triệu đô qua các dịch vụ tin nhắn văn bản cao cấp từ bên thứ ba mà không được phép. Những vụ việc “nhồi nhét” này đưa đến kết quả một khoản tổng cộng $353 triệu tiền phạt và bồi thường.

Gần đây hơn, vào năm 2019, một nhà mạng đã đồng ý với thỏa thuận dàn xếp và phương án tuân thủ trị giá 550.000 USD để giải quyết cho một cuộc điều tra về dối trá, và FCC đã phạt nhà mạng khoản tiền 2,32 triệu USD do vụ đả kích và dối trá nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ.

Các Khoản Cước Phí Tiêu Biểu

Đây là một vài khoản cước phí bạn có thể thấy trên cả hóa đơn điện thoại hữu tuyến và vô tuyến của mình:

“Các Khoản Cước Phí Truy Cập” (“Access charges”)

  • Các công ty điện thoại địa phương được phép tính phí khách hàng cho một phần của chi phí để cung cấp truy cập vào các mạng địa phương của họ. Các khoản cước phí này không phải là một khoản cước phí chính phủ hay thuế. Mức cước truy cập tối đa cho phép trên mỗi đường dây là do FCC quy định, nhưng các công ty điện thoại địa phương được tự do tính cước ít hơn, hoặc thậm chí không tính.
  • Cước phí truy cập cho các đường dây bổ sung tại cùng một nơi cư ngụ có thể cao hơn phí cho đường dây chính. Các khoản cước phí này có thể được mô tả trên hóa đơn của bạn là “Phí Truy Cập Liên Bang” (“Federal Access Charge”), “Phí Đường Dây Khách Hàng hay Thuê Bao” (“Customer or Subscriber Line Charge”), “Phí Truy Cập Liên Tiểu Bang” (“Interstate Access Charge”), hoặc tương tự.
  • Các Ủy ban dịch vụ công cộng tiểu bang quy định cước phí truy cập cho các cuộc gọi nội hạt (trong một tiểu bang). Ở một vài tiểu bang, một khoản cước phí đường dây thuê bao tiểu bang có thể xuất hiện trên hóa đơn khách hàng.

“Thuế gián thu liên bang” (“Federal excise tax”)

  • Khoản thuế 3 phần trăm này chỉ áp dụng trên dịch vụ địa phương được tính phí riêng rẽ với dịch vụ đường dài.

“Các khoản thuế tiểu bang và địa phương” (“State and local taxes”)

  • Các khoản thuế có thể được áp bởi chính quyền tiểu bang, địa phương, và đô thị trên hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ điện thoại. Các khoản này có thể xuất hiện như là thuế “các khoản thu gộp” (“gross receipts”) trên hóa đơn của bạn.

“Các khoản phí dịch vụ chung”

  • Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải đóng góp vào Quỹ Dịch Vụ Chung (Universal Service Fund) liên bang, để giúp đỡ cho mọi người ở những khu vực nông thôn và chi phí cao, và người tiêu dùng có thu nhập đủ tư cách, được tiếp cận các dịch vụ viễn thông với mức giá hợp lý thông qua các chương trình và sáng kiến như là Quỹ Kết Nối Nước Mỹ (Connect America Fund), Đường dây cứu hộ (Lifeline) và chương trình cấp E dành cho các trường học và thư viện.
  • Một mục đường dây “Dịch Vụ Chung” (“Universal Service”) có thể xuất hiện trên hóa đơn điện thoại của bạn khi nhà cung cấp dịch vụ của bạn lựa chọn thu lại phần đóng góp USF từ bạn, từ khách hàng. FCC không yêu cầu khoản cước này được chuyển sang cho bạn, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ được cho phép làm như thế. Các khoản cước này thường xuất hiện như một khoản phần trăm của hóa đơn điện thoại của bạn. Các công ty không thể thu một khoản vượt quá số phần trăm của khoản đóng góp của bản thân họ cho USF. Họ cũng không thể thu bất kỳ khoản phí nào trên các dịch vụ được hỗ trợ hoàn toàn bởi chương trình Lifeline.

“Các khoản phí 911, Chuyển Đổi Linh Động Số Địa Phương, và Dịch Vụ Chuyển Tiếp Viễn Thông”

  • “911” – Để giúp các chính quyền địa phương chi trả cho các dịch vụ khẩn cấp như là cứu hỏa và cứu hộ.
  • “Chuyển Đổi Linh Động Số Địa Phương (Local Number Portability)” – Cho việc giữ lại các số điện thoại địa phương hiện thời của bạn khi chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ này sang một bên khác tại cùng địa điểm. Phí có thể khác nhau tùy theo công ty; Một vài công ty có thể không tính bất kỳ cước nào. Các khoản phí này không phải là thuế.
  • “Dịch Vụ Chuyển Tiếp Viễn Thông (Telecommunications Relay Service)” – Để giúp chi trả cho các dịch vụ chuyển tiếp để truyền tải và phiên dịch các cuộc gọi cho người khuyết tật về nghe hoặc nói.

“Các khoảncướcphí khác (Other charges)”

  • “Hỗ Trợ Danh Bạ” (“Directory Assistance”) – Cho việc xếp đặt các cuộc gọi hỗ trợ danh bạ 411 hoặc (mã vùng) 555-1212.
  • “Phí Gói Cước Thoại Hàng Tháng” (“Monthly Calling Plan Charge”) – Cho bất kỳ gói cước gọi hàng tháng nào, ví dụ như là điện thoại đường dài không giới hạn trên hóa đơn điện thoại hữu tuyến của bạn hay số phút không giới hạn trên hóa đơn điện thoại vô tuyến của bạn.
  • “Các Cuộc Gọi Được Tổng Đài Viên Hỗ Trợ” (“Operator Assisted Calls”) – Cho các cuộc gọi được kết nối bởi một tổng đài viên. Mức giá cho các cuộc gọi này thông thường cao hơn mức giá cho các cuộc gọi không được hỗ trợ.
  • “Các Khoản Cước Phí Cho Các Tính Năng” (“Features Charges”) – Cho các dịch vụ như là chuyển tiếp cuộc gọi, cuộc gọi ba phương, chờ cuộc gọi, hộp thư thoại và danh tính (ID) người gọi.

Những khoản cước phí này chỉ xuất hiện trên hóa đơn điện thoại hữu tuyến của bạn:

  • “Cước Phí Tối Thiểu Hàng Tháng” (“Minimum Monthly Charge”) – Một vài công ty đường dài tính một khoản cước phí tối thiểu hàng tháng kể cả khi bạn không thực hiện cuộc gọi đường dài nào.
  • “Phí Hóa Đơn Độc Nhất”(“Single Bill Fee”) – Cho việc kết hợp các khoản phí địa phương và đường dài vào cùng một hóa đơn. Khoản phí này không được Ủy trị bởi FCC và không phải là một khoản cước FCC. Một vài công ty bỏ qua cước này đối với các khách hàng thanh toán hóa đơn trực tuyến hoặc bằng thẻ tín dụng. Bạn có thể tránh khoản cước này bằng cách dàn xếp việc tính hóa đơn riêng biệt từ công ty điện thoại đường dài của bạn.

Sau cùng, những khoản cước phí này chỉ xuất hiện trên hóa đơn điện thoại vô tuyến của bạn:

  • “Các khoản cước phí trên sóng” (“Airtime charges”) – Nếu bạn không còn phút thoại nào trong gói của mình, bạn có thể sẽ thấy các khoản phí trên sóng (airtime) hay tính-theo-phút (per-minute) trên hóa đơn vô tuyến của bạn đối với các cuộc gọi thoại tăng thêm. Một vài nhà cung cấp làm tròn các phân khúc phút gọi lẻ lên thành gói một, hai, hay ba phút tiếp sau. Hãy kiểm tra các điều khoản gói cước dịch vụ của bạn.
  • “Cước chuyển vùng” (“Roaming charges”) – Các nhà cung cấp vô tuyến thường hay áp cước tính-theo-phút cao hơn cho các cuộc gọi đi hoặc nhận từ bên ngoài khu vực dịch vụ hay mạng lưới được định rõ trong gói cước hay hợp đồng dịch vụ của bạn. Cước phí tăng thêm, ví dụ như một khoản phí truy cập hàng ngày, cũng có thể được áp dụng.
  • “Cước phí 911” (“911 charges”) – Dịch vụ tăng cường 911 (Enhanced 911) cho phép các điện thoại vô tuyến sử dụng để quay số 911 tự động chuyển tải vị trí của người gọi đến cho cơ quan đáp ứng khẩn cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến có thể lựa chọn tính phí khách hàng của họ đối với các chi phí dịch vụ E911.

“Tin nhắn văn bản” (“Text messaging”) – Bạn có thể bị tính một khoản phí tính-theo-tin-nhắn hoặc là một khoản phí cố định, hàng tháng để nhắn tin không giới hạn.

“Phí tải xuống” (“Downloading fees”) – Cho việc tải về nhiều dữ liệu hơn (bao gồm các ứng dụng, các nâng cấp hệ thống, các tập tin âm nhạc và nhạc chuông) so với mức gói cước cho phép.

“Hóa đơn chi tiết” (“Detailed billing”) – Các phí cho thông tin hóa đơn chi tiết về cuộc gọi, như là ngày, giờ, thời lượng, số đã gọi, hay bên gọi đến.

Hóa đơn bằng ngôn ngữ không phải Tiếng Anh

Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ của bạn xem liệu họ có cung cấp hóa đơn bằng ngôn ngữ ưa thích của bạn.

Biết Các Quyền Của Bạn

Các quy định FCC về Trung Thực trong Việc Phát Hóa Đơn yêu cầu những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại phải:

  • Cung cấp các mô tả ngôn ngữ rõ ràng, thực tiễn, minh bạch về các dịch vụ mà bạn đang được yêu cầu thanh toán.
  • Xác định nhà cung cấp dịch vụ liên quan tới từng khoản cước phí.
  • Chỉ định rõ các khoản cước phí nào có thể dẫn đến việc ngắt kết nối các dịch vụ địa phương cơ bản nếu những khoản cước phí đó không được trả đúng hạn, và những khoản cước phí nào thì không như vậy.
  • Hiển thị trên mỗi hóa đơn một hoặc nhiều số điện thoại miễn phí mà bạn có thể gọi để hỏi về hoặc tranh luận về bất kỳ kh