Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như thế nào? Thực tế, việc viết hóa đơn dịch vụ ăn uống vẫn chưa thực hiện đúng. Hóa đơn điện tử dịch vụ có cần đính kèm bảng kê? Xem ngay câu trả lời trong bài viết này.
1. Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
1.1 Hóa đơn điện tử là gì?
Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa:
- Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ. Lưu trữ hóa đơn điện tử trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian.
- Mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng duy nhất một lần.
Xem chi tiết:
1.2 Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý khi nào?
Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử được xác nhận nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo đủ tin vậy tính vẹn toàn của thông tin trong hóa đơn điện tử từ thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
Tính vẹn toàn của thông tin là còn đầy đủ và chưa bị thay đổi. Ngoài những thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, hiển thị hoặc lưu trữ HĐĐT.
- Thông tin trong hóa đơn điện tử khi hoàn chỉnh có thể truy cập, sử dụng khi cần thiết.
1.3 Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống
Đối với hóa đơn đầu vào có nội dung hóa đơn là ‘dịch vụ ăn uống’ thì:
- Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
- Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.
- Hóa đơn phải có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 về hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Điều 6 có hướng dẫn nội trong hóa đơn điện tử như sau:
Cách phát hành hóa đơn điện tử
2.1 Nội dung trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
STT Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau: a Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn. b Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; c Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; d Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Các nội dung quy đinh điểm b,c,d khoản 1 điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặt điểm của ngành nghề kinh doanh:
- Xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh
- Số tiền thu được
- Xác định được người mua hàng (người nộp tiền hoặc người hưởng thụ dịch vụ,…)
- Người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ,…)
- Tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
2.2 Trường hợp khác
Trong các trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.
3. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có cần bảng kê?
3.1 Đối với hóa đơn giấy
Do khuôn khổ của hóa đơn có hạn (13x18cm hoặc 19x27cm) nên trong các trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của tờ hóa đơn thì DN có thể lập hóa đơn bằng một trong các cách:
- Lập liên tiếp nhiều hóa đơn.
- Lập hóa đơn ghi số liệu tổng và kèm theo bảng kê chi tiết.
3.2 Đối với hóa đơn điện tử
HĐĐT không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn nên không được lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử.
Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC nêu rõ: Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo về tính vẹn toàn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
- Thông tin trong HĐĐT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần đến.
Chính vì thế, khi viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng, cở sở kinh doanh phải lập đầy đủ danh muc hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc.
Đối với HĐĐT dịch vụ ăn uống, thì bắt buộc phải lập HĐĐT có danh mục hàng hóa, dịch vụ, không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.
3.3 Chuyển đổi hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống ra hóa đơn giấy
Trong trường hợp này, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn so với số dòng của một trang hóa đơn chuyển đổi. Doanh nghiệp thực hiện tương tự trường hợp hóa đơn giấy.
Hóa đơn được thể hiện nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị:
- Cùng số hóa đơn như của trang đầu;
- Cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu;
- Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu;
- Kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu như sau “tiep theo trang truoc – trang X/Y”.
4. Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Xem chi tiết: Tổng hợp các mẫu hóa đơn điện tử theo từng lĩnh vực, ngành nghề mới nhất năm 2021.
Trên đây là cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống theo đúng quy định của chính phủ. Hiện nay, các nhà hàng có thể dễ dàng lập hóa đơn bằng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice nhanh chóng và thuận tiện. MISA meInvoice giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm 90% chi phí và thời gian khi khởi tạo hóa đơn.
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: Chi Nhánh Viettel.