TN: Gần đây, phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice đang nhận được sự tin dùng rất cao từ các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment). Điều này có thể đúng lý do từ việc Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành để hướng dẫn về hóa đơn điện tử (HĐĐT). Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về 06 quy định trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, giúp bạn hiểu rõ hơn về hóa đơn điện tử trong kinh doanh của bạn.
1. Quy định về thời hạn bắt buộc chuyển đổi sử dụng HĐĐT
Trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính nhấn mạnh thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi sử dụng HĐĐT của các đơn vị kinh doanh là từ ngày 01/11/2020. Điều này có nghĩa là các đối tượng được quy định bắt buộc phải chuyển đổi HĐĐT chậm nhất vào ngày 31/10/2020 và bắt buộc áp dụng HĐĐT chậm nhất từ ngày 01/11/2020. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chỉ rõ cho DN 09 văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 26, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định từ ngày 01/11/2020 có 09 văn bản sẽ hết hiệu lực thi hành.
2. Nội dung Hóa đơn điện tử cần được chi tiết theo yêu cầu của Thông tư
So với Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định chi tiết hơn về yêu cầu nội dung của HĐĐT để các DN dễ dàng tuân thủ, thực hiện theo.
Theo Điều 3, nội dung của hóa đơn điện tử bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và số hóa đơn.
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng và tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của hai bên bán và mua.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
Ngoài ra, trong Điều 3, Bộ Tài chính cũng quy định rất rõ ràng và chi tiết các yêu cầu về chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử; các trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung hóa đơn điện tử; các nội dung khác trên hóa đơn điện tử.
3. Các trường hợp hóa đơn điện tử không cần đầy đủ tiêu thức nội dung
Theo Điều 3 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, vẫn sẽ có một số trường hợp không cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu thức về hóa đơn. Ví dụ như:
- Không bắt buộc phải có chữ ký số của người mua trên hóa đơn điện tử, trừ trường hợp 2 bên bán và mua đã thỏa thuận ký số từ trước. Quy định này áp dụng với cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.
- Không bắt buộc phải có tiêu thức tên, địa chỉ, mã số thuế người mua nếu là cá nhân không kinh doanh mua hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại.
- Không bắt buộc phải có tiêu thức chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ. Trường hợp các tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không bắt buộc phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
- Không bắt buộc phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán nếu là các hóa đơn điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website hay hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế, xuất cho bên mua là các cá nhân không kinh doanh.
4. Quy định thời điểm lập HĐĐT hợp pháp
Một trong những yếu tố quan trọng khi lập hóa đơn điện tử là thời điểm lập xuất hóa đơn điện tử. Tại Điều 4 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định thời điểm lập xuất hóa đơn điện tử trong bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ vẫn sẽ được áp dụng theo quy định tại Khoản 1,2,3 của Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành.
Thêm vào đó, Bộ Tài chính đã hướng dẫn chi tiết tới các đơn vị kinh doanh thời điểm lập xuất hóa đơn trong một số trường hợp đặc biệt khác. Ví dụ như:
- Lập xuất hóa đơn chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp, tính từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ đối với các hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định.
- Lập xuất hóa đơn vào chính thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành đối với loại hóa đơn xây dựng, lắp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với các tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thì thời điểm lập hóa đơn sẽ là: Lập hóa đơn vào ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng với trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; lập hóa đơn vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website hay hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế.
5. Quy định cách xử lý sai sót với HĐĐT
Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định chi tiết về việc xử lý hóa đơn điện tử sai sót, bao gồm cả hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế.
5.1. Xử lý sai sót hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Theo Điều 11 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, đã quy định cách xử lý với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu xảy ra sai sót trong những trường hợp sau:
- Khi người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót.
- Khi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua phát hiện có sai sót.
- Khi cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
5.2. Xử lý sai sót hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Đối với cách xử lý sai sót hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, quy định này đã được chi tiết tại Điều 17 của Thông tư 68/2019/TT-BTC với cách xử lý 02 trường hợp sai sót cụ thể: Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót; và trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
6. Quy định về điều kiện đối với nhà cung cấp hóa đơn điện tử
Cuối cùng, một điểm mới trong Thông tư 68/2019/TT-BTC đó chính là các quy định điều kiện với các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Theo Thông tư này, Bộ Tài chính đã quy định các nhà cung cấp hóa đơn điện tử bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện về: Chủ thể, tài chính, nhân sự và kỹ thuật. Chi tiết yêu cần bạn và DN có thể tham khảo tại Điều 23 của Thông tư này.
Trên đây là những quy định mới nhất về hóa đơn điện tử trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình và yêu cầu của việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice. Với sự tin cậy của E-invoice, các doanh nghiệp FDI có thể an tâm hơn khi thực hiện các giao dịch kinh doanh của mình.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng truy cập Chi Nhánh Viettel.