Hướng dẫn cách điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ

thông tư 78 về hóa đơn điện tử sai sót

Một trong những lỗi phổ biến khi tạo và phát hành hóa đơn điện tử là hóa đơn bị sai địa chỉ. Trong quá trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123, nhiều khách hàng đã thắc mắc về cách điều chỉnh hóa đơn khi sai địa chỉ. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử (Electronic Invoice/E-Invoice) là một hình thức hóa đơn hiện đại sử dụng trên nền tảng điện tử, đã được áp dụng ở các quốc gia phát triển từ lâu. Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý thông qua các thiết bị điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập và xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế (MST) khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Tìm hiểu ngay về hóa đơn điện tử: Hóa đơn điện tử là gì? Những điều bạn cần biết về hóa đơn điện tử

2. Cơ sở pháp lý để xử lý điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ

Để điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ một cách chính xác và hợp pháp, kế toán cần tuân thủ các quy định của pháp luật như sau:

  • Theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022, việc sử dụng hóa đơn điện tử trở thành bắt buộc trên toàn quốc.
  • Dựa trên thông tin tại Điều 19 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, quy định về xử lý hóa đơn có sai sót.

3. Hướng dẫn cách điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ

Tùy theo trường hợp, có ba khả năng khi gặp sai sót trong hóa đơn điện tử (bao gồm cả hóa đơn sai địa chỉ):

a. Trường hợp hóa đơn điện tử chưa gửi cho người mua

  • Người bán cần thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có sai sót và lập lại hóa đơn mới, ký số và gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập. Cơ quan thuế sẽ tiến hành hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót trên hệ thống của mình.

b. Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua

  • Khi hóa đơn bị sai sót về địa chỉ hoặc tên của người mua, nhưng không có sai sót về mã số thuế và các nội dung khác, người bán cần thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không cần lập lại hóa đơn. Người bán cũng cần thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo quy định của Nghị định 123.

Các bước điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ cụ thể như sau:

  1. Thông báo cho người mua về việc hóa đơn sai sót.
  2. Thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT.
  3. Không cần lập lại hóa đơn điện tử.
  4. Gửi cho người mua kết quả đã thông báo cho cơ quan thuế về sai sót.

mau-so-04-SS-HĐĐT

Có thể bạn chưa biết: Cách thông báo hóa đơn sai sót từ ứng dụng EasyInvoice

c. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót trong hóa đơn điện tử

  • Cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán để kiểm tra sai sót, theo quy định tại mẫu số 01/TB-RSĐT. Người bán cần thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo mẫu số 04/SS-HĐĐT trong Phụ lục IA của Nghị định 123. Trong thời hạn quy định, nếu người bán không thông báo, cơ quan thuế sẽ tiếp tục thông báo lần 2 theo mẫu số 01/TB-RSĐT. Nếu quá thời hạn thông báo lần 2, cơ quan thuế sẽ xem xét chuyển sang kiểm tra về việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong vòng một ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo mẫu số 01/TB-HĐSS trong Phụ lục IB của Nghị định 123. Hóa đơn điện tử đã bị hủy sẽ không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để tra cứu.

EasyInvoice hi vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn xử lý tình huống điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ trong thực tế.

Nếu bạn đang sử dụng Hóa đơn điện tử EasyInvoice và gặp vấn đề cần tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và chi tiết nhất.

Xem ngay nội dung có liên quan: Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Thông tư 78 mới nhất 2022

Tìm hiểu thêm: Xử lý trường hợp sai hóa đơn GTGT nhưng chưa giao cho khách


Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế đã trở thành yêu cầu bắt buộc.

Vì vậy, SoftDreams đã giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng EasyPos, giúp Quý khách hàng thực hiện quy trình sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams. Chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế.
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hóa đơn và chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật nhanh chóng chính sách mới của cơ quan thuế.
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo yêu cầu của doanh nghiệp và hóa đơn khách hàng.
  • Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA.
  • Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí hàng ngày.
  • Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7, bao gồm các ngày lễ và ngày nghỉ.

Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:

Tags: easyinvoice, hóa đơn điện tử, phần mềm hóa đơn điện tử